Sample HTML File
119 Đồng Văn Cống, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 0947000960
Chi tiết sản phẩm
  • Cây Dừa
  • Tên thường gọi: Cây DừaTên khoa học: Cocos nuciferaHọ thực vật: Arecaceae (họ Cau)Công dụng: Cây Dừa là một loại cây cảnh quan được sử dụng rất nhiều. Dừa được trồng làm cây xanh đô thị, tạo cảnh quan trong một số công viên, khuôn viên khu đô thị hay trồng trong các resort lớn, khu nghĩ dưỡng, tạo không gian trong các quán cafe miệt vườn, nhà hàng đồng quê, tạo nên sự gần gủi với thiên nhiên môi trường sống ở quanh bạn.
  • Giá: Liên hệ
  • THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Bình luận

Cây Dừa, có tên khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.

Cây Dừa :

Nguồn gốc và canh tác

Nguồn gốc của loài dừa là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Cây Dừa
Cây và Quả Dừa

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa Dừa
Hoa Dừa

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Quả dừa

Về mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Quả dừa
Quả dừa khi bổ đôi

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

Quả dừa
Quả dừa

Để lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Quả dừa
Vị trí gân chính của quả dừa

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải "Ig Nobel" năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.

( *  Giải IG Nobel : Giải Ig Nobel là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần với thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố – cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ". Mục đích chính của giải là tạo không khí vui vẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu. Có nhiều nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel năm nay thì sau đó lại đoạt giải Ig Nobel hoặc ngược lại. Giải Ig Nobel đầu tiên được trao vào năm 1991. Vào năm 2010, Andre Geim là người đầu tiên nhận được cả 2 giải Nobel và Ig Nobel (nhận năm 2000).)

Cây dừa
Cây dừa

Tại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.

Cây dừa ở tỉnh Bến Tre
Cây dừa ở tỉnh Bến Tre - Việt Nam - Nơi được mệnh danh là "Xứ Dừa"

Sử dụng

Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm); vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Tên gọi của dừa trong tiếng Phạn là kalpa vriksha, có thể dịch thành "cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống". Trong tiếng Mã Lai, dừa được gọi là pokok seribu guna tức là "cây có cả ngàn công dụng". Tại Philippines, nói chung dừa được gọi là "Cây của sự sống".

Cây dừa
Cây dừa

Công dụng của các phần khác nhau của cây dừa bao gồm :

Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.

Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền ven (xem PMID 10674546). Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường (gluco).

Cây dừa
Cây dừa nhìn từ dưới lên

Cây cảnh : Những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, chủ yếu tại Philippines, tại đây nó được gọi là macapuno.

Nước cốt dừa, hay còn gọi là sữa dừa, (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.

Kẹo dừa là món đồ ngọt thông dụng tại Việt Nam, nguyên liệu chính là nước cốt dừa cô đặc pha hương vị lá dứa, Sầu riêng hoặc Sôcôla.

Mứt dừa được làm từ cơm dừa được cắt sợi và sên với đường cát để khô dùng trong ngày tết ở việt Nam.

Kem dừa là lớp chất nổi lên trên khi sữa dừa bị làm lạnh.

Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba).

Gáo dừa khô bổ đôi được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ như gia hồ và bản hồ của Trung Quốc hay đàn gáo của Việt Nam, chúng được đập vào nhau để tạo ra hiệu ứng âm thanh tựa như tiếng vó ngựa. Gáo dừa còn được dùng làm gáo múc nước và là nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Trồng lấy bóng mát và cảnh quan đô thị: Vài năm gần đây với sự phát triển của công nghiệp các cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng nhiều kiến ngành thi công cảnh quan cũng phát triển mạnh. Cây dừa là một trong số các cây được ngành cảnh quan lựa chọn vì chúng có hình dạng đẹp tán rộng che bóng tốt. Mang lại sự quen thuộc cho các công trình được thi công trồng cây Dừa.

CẢNH QUAN HOÀNG GIA

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng, cùng với cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, cuộc sống chúng ta ngày càng được cải thiện hơn.

Ai ai cũng bị cuốn theo vòng xoáy của nền kinh tế và quá bận rộn tập trung làm kinh tế mà lãng quên đi một thứ rất quan trọng của cuộc sống là tận hưởng cái đẹp, cái tao nhã của cuộc sống. Nhưng cũng có rất nhiều người trong chúng ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đi tìm cái lãng mạn của cuộc sống - thói quen chơi hoa, sưu tầm cây kiểng hay ngắm nhìn những nét xanh của cuộc sống. Cũng có thể do thời gian hạn hẹp nên chúng ta không có cơ hội để làm những việc mà chúng ta muốn. 

Để biết thêm thông tin và mua sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV CẢNH QUAN HOÀNG GIA

Địa chỉ: Số 56 Đường 12, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. HCM

MST: 0315342102

Điện thoại/zalo :0904358037

Email: canhquanhoanggia@rlc.com

Website:

rlc.vn

sieuthicanhquan.com

 

 

Sản phẩm liên quan
    Đối tác - khách hàng
    Lấy tiêu chí "hết lòng vì khách hàng" .......

    TRỤ SỞ CHÍNH: VP CÔNG TY

    ĐỊA CHỈ: 119 Đồng Văn Cống, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP. HCM

    SỐ ĐIỆN THOẠI: (028).22114843

    EMAIL: canhquanhoanggia@rlc.vn

    CN: BẾN TRE - Hợp Tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Phú

    ĐỊA CHỈ: 91/8, Ấp Sơn Lân, Sơn Định, Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

    SỐ ĐIỆN THOẠI: 0947000960-0904358037

    EMAIL: canhquanhoanggia@rlc.vn

    VƯỜN ƯƠM: HÀ NỘI 

    ĐỊA CHỈ: Thôn quất tỉnh, xã Quất Đông, Huyện Thường Tín,TP Hà Nội

    ĐIỆN THOẠI:0947000960-0904358037

    EMAIL: canhquanhoanggia@rlc.vn

    VƯỜN ƯƠM: NHA TRANG

    ĐỊA CHỈ: Thôn Phước Tân, Xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

    SỐ ĐIỆN THOẠI: 0947000960-0904358037

    EMAIL: canhquanhoanggia@rlc.vn

    VƯỜN ƯƠM: ĐỒNG NAI  

    ĐỊA CHỈ: Ấp 6, Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

    SỐ ĐIỆN THOẠI: 0947000960-0904358037

    EMAIL: canhquanhoanggia@rlc.vn

    2024 Copyright © CÔNG TY TNHH TMDV CẢNH QUAN HOÀNG GIA Web Design by Nina.vn
    Đang online: 6   |   Tuần: 44   |   Tháng: 13781   |   Tổng truy cập: 796265
    Hotline tư vấn miễn phí: 0947000960
    icon zalo

    CÔNG TY TNHH TMDV CẢNH QUAN HOÀNG GIA

    CÔNG TY TNHH TMDV CẢNH QUAN HOÀNG GIA

    CÔNG TY TNHH TMDV CẢNH QUAN HOÀNG GIA